Có nên đi khám sức khỏe định kỳ không? Chắc hẳn đây là thắc mắc được rất nhiều người quan tâm. Cuộc sống ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng gia tăng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách khám sức khỏe định kỳ được coi là việc làm hết sức quan trọng, giúp mọi người phòng và phát hiện bệnh sớm và bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết dưới đây.
Khám sức khỏe định kỳ là việc kiểm tra và đánh giá tổng quát tình hình sức khỏe, giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe trước khi có biểu hiện của bệnh. Từ đó, khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ giúp nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuốc sống cho mọi người.
Có nên đi khám sức khỏe định kỳ không?
Có nên đi khám sức khỏe định kỳ không? Câu trả lời của chúng tôi là có. Bởi theo quy luật tự nhiên, khi bạn mắc phải một căn bệnh nào đó, thì phải có một thời gian ủ bệnh, sau đó bệnh mới biểu hiện ra bên ngoài và dẫn đến những biến chứng nặng hơn. Chính vì thế, việc phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị thích hợp bằng cách khám sức khỏe định kỳ là việc làm hết sức cần thiết.
Xem thêm:
Theo tính toán của các chuyên gia y tế, kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn so với chi phí điều trị khi phát hiện bệnh quá muộn. Đặc biệt là đối với căn bệnh ung thư, ung thư đang trở thành vấn nạn toàn cầu vì nó đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn cho quá trình trị liệu.
Chẩn đoán và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có ý nghĩa rất quan trọng. Với các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, gan, mật… nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh và trở lại cuộc sống bình thường. Vì vậy, khám sức khỏe định kỳ là việc làm hết sức quan trọng, các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ từ 1 đến 2 lần trên một năm. Cụ thể, với những người nằm trong độ tuổi dưới 50 thì nên tiến hành khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần. Đối với những người có độ tuổi trên 50 tuổi nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ một năm hai lần.
Cơ thể con người giống như một cỗ máy, sử dụng một thời gian cũng có những hỏng hóc cần phải sửa chữa. Tuy nhiên, nếu để hỏng rồi mới sửa thì vừa tốn kém thời gian cũng như chi phí, vì thế việc bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp cho cỗ may hoạt động trơn tru và hiệu quả. Con người cũng vậy, nếu được khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phòng bệnh và phát hiện sớm bệnh.
Có khá nhiều người vẫn còn những tư tưởng như không bao giờ đau ốm thì sẽ không cần đi khám sức khỏe định kỳ. Đó là những quan niệm hoàn toàn sai lầm, không bị đau ốm không có nghĩa là không có nguy cơ mắc bệnh, nhất là đối với các căn bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, tăng nhãn áp, tiểu đường, buồng trứng đa nang, ung thư phổi… thường không có biểu hiện đặc biệt gì ở giai đoạn sớm nên rất khó nhận biết. Chỉ đến khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, bệnh đã ở giai đoạn muộn, do đó việc điều trị trở nên rất khó khăn, kèm theo xác suất khỏi bệnh là rất thấp. Vì thế, bạn không nên chủ quan với sức khỏe mà hãy đi khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh và phát hiện bệnh kịp thời. Giảm thiểu nguy cơ rủi ro do bệnh gây ra.
Nội dung và những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ bao gồm 4 bước cơ bản sau: Khám tổng quát thông qua các thông số sức khỏe cơ bản, kết hợp chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghề nghiệp, bệnh di truyền; Xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá tổng quan về hệ thống phòng thủ; Chuẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh như lao, ung thư…; Bước cuối cùng là tổng kết và tư vấn.
Để bạn đọc có thể hình dung cụ thể hơn, chúng tôi xin đề cập chi tiết nội dung khám sức khỏe định kỳ như sau:
- Đánh giá thể lực: Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm hồng cầu huyết, bạch cầu huyết, mỡ máu, đường máu, men gan, chức năng thận…
- Siêu âm tim để phát hiện các bệnh về tim
- Siêu âm bụng để phát hiện các khối u trong bụng như sỏi thận, mật…
- Chụp phim các khớp xương để phát hiện ra các bệnh của xương khớp như cột sống, khớp gối…
- Chụp phim phổi để phát hiện lao phổi, các khối u phổi.
- Thực hiện các xét nghiệm khác như: Đo độ loãng xương, đo điện tim, điện não, tìm tế bào ung thư
Khi đi khám sức khỏe định kỳ, các bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Nhịn ăn và nhịn uống 8 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm
- Phụ nữ mang thai không được chụp X- quang, không nên đeo các loại nữ trang để tránh ảnh hưởng đến phim chụp
- Đối với trường hợp kiểm tra phân, không nên ăn thịt có màu đỏ và uống thuốc sắt trước 3 ngày kiểm tra.
- Mang theo đầy đủ hồ sơ bệnh án (nếu có)
- Thông báo cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường mà bản thân đang gặp phải.
Trên đây là các thông tin giải đáp thắc mắc "có nên đi khám sức khỏe định kỳ không". Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác hoặc muốn hiểu biết thêm về dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0386977199 để được các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn miễn phí!